Cùng hóa đốt sống L5 là gì
Cột sống là cột trụ duy nhất của cơ thể có vai trò quan trọng trong việc điều khiển các chức năng vận động của con người. Cột sống là một thân xương dài được chia thành 5 đoạn, bao gồm:
- 7 đốt sống cổ C1-C7
- 12 đốt sống ngực lưng D1-D12
- 5 đốt sống thắt lưng từ L1-L5
- 5 đốt xương cùng từ S1-S5
- 5 đốt xương cùng (xương cụt)
Trong đó, đốt sống thắt lưng L5 được hoàn thiện sau cùng trong quá trình phát triển và chỉ hoàn thiện khi đứa trẻ được 10 tuổi. Vì vậy, đốt sống thắt lưng L5 có khả năng xuất hiện những di dạng nhiều hơn những đốt sống còn lại.
- Bệnh cùng hóa đốt sống L5
Bệnh cùng hóa đốt sống L5 là hiện tượng đốt sống thắt lưng L5 dính liền với đốt xương cùng S1. Có hai trường hợp cùng hóa đốt sống là mẫu ngang đốt sống L5 to và dài ra nhưng còn cách biệt với đốt S1 hoặc hai đốt sống sống này liên kết hoàn toàn.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này được cho là do sự phát triển quá mức sụn liên hợp mẫu nang đốt sống thắt lưng L5 hoặc sự tăng trưởng của quá trình cốt hóa các đốt sống cùng. Đây đầu được coi là một dạng dị tật bẩm sinh trong quá trình phát triển của của cột sống. Thông thường, bệnh cùng hóa đốt L5 ít gây đau nhức lưng. Tuy nhiên nếu gặp phải một số bệnh lý về cột sống như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, co cứng cơ cạnh cột sống hay một số bệnh viêm nhiễm mạn tính, khối u.
- Dấu hiệu của bệnh cùng hóa đốt sống L5
Bệnh cùng hóa đốt sống L5 thường không gây đau, người bệnh vẫn hoạt động, sinh hoạt hay làm việc bình thường. Nếu xuất hiện những cơn đau thì là do rễ dây thần kinh cột sống bị chèn ép bởi dây chằng – chậu thắt lưng hoặc do các bệnh lý về cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống…. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như sau:
- Đau vùng thắt lưng – cùng một bên hoặc hai bên, cơn đau tăng mạnh khi người bệnh thực hiện các động tác quá sức với tư thế đứng hoặc ngồi, nếu nằm sấp hoặc ngửa thì cơn đau dịu bớt.
- Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau mạnh xuất phát từ vùng thắt lưng lan xuống hố chậu trong, xương cụt và dọc theo dây thần kinh tọa.
- Một số trường hợp người bệnh bị vẹo cột sống thắt lưng rõ rệt hoặc khó nhận biết tùy theo cùng hóa một bên hoặc hai bên.
- Các cơ vùng thắt lưng có thể bị co cứng khiến bệnh nhân khó cúi gập người về phía trước.
- Cường độ cơn đau cũng phụ thuộc vào yếu tố thần kinh, nếu thần kinh không ổn định thì cơn đau càng kinh khủng.
- Bệnh cùng hóa đốt sống L5 có khả năng dẫn đến thoát vị đĩa đệm khiến cuộc sống người bệnh càng gặp nhiều khó khăn.
- Điều trị bệnh cùng hóa đốt sống L5 như thế nào?
Bệnh cùng hóa đốt sống L5 là một dạng dị tật bẩm sinh nên người bệnh phải chung sống suốt đời với căn bệnh này.
Trong trường hợp bệnh cùng hóa đốt sống L5 không gây đau thì việc luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường cơ bắp vùng thắt lưng cùng, hạn chế các chứng hư khớp.
Ngược lại, bệnh cùng hóa đốt sống L5 gây đau thì người bệnh cần phải được nghỉ ngơi hợp lý. Các phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc giảm đau, phương pháp vật lý như xoa bóp, điện nhiệt,… sẽ có tác dụng hiệu quả trong trường hợp này.
Sưu tâm – Bộ Y Tế
Tin liên quan
Bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là tổn thương trong đó một khối vật chất bất thường tạo thành bên trong động mạch, nó bám lên thành động mạch làm cho lòng động mạch bị hẹp lại, hậu quả là sự vận chuyển máu trong cơ thể bị cản trở, thiếu máu nuôi các bộ phận cơ thể do động mạch chi phối.Điều bạn cần biết về đái tháo đường "kẻ giết người thầm lặng"?
Bệnh tiến triển dần dần nhưng hậu quả rất trầm trọng với các biến chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, mù lòa, tổn thương bàn chân, hoại tử chi có thể phải cắt cụt chi và cứ 8 giây lại có một người chết vì nó.Cần chú ý các biểu hiện đường huyết tăng cao ở người bệnh Đái tháo đường?
Tăng đường huyết thường không gây ra triệu chứng cho đến khi nồng độ Glucose trong máu lên đến trên 200 mg/dL (tương đương 11 mmol/L), các triệu chứng có thể phát triển chậm, trong vài ngày hoặc vài tuần. Lượng đường trong máu ở mức càng cao trong thời gian càng dài thì các triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp có thể gây ra choáng, hôn mê, hay thậm chí tử vong.MỐI LIÊN HỆ GIỮA STRESS VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: VẤN ĐỀ CẦN KIỂM SOÁT HÔM NAY.
Stress ảnh hưởng đến hành vi khiến bệnh nhân khó kiểm soát thói quen ăn uống, dẫn đến việc ăn uống những thực phẩm dễ gây tăng cân , béo phì…uống nhiều bia rượi, hút nhiều thuốc lá, cà phê, ít vận động… Từ mối liên hệ giữa Stress và Đái tháo đường, việc kiểm soát Stress ở bệnh nhân Đái tháo đường cần tiến hàng song song với kiểm soát đường huyết luôn luôn quan trọng – Đây là vấn đề cần kiểm soát ngay hôm nay./