Bệnh tiến triển dần dần nhưng hậu quả rất trầm trọng với các biến chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, mù lòa, tổn thương bàn chân, hoại tử chi có thể phải cắt cụt chi và cứ 8 giây lại có một người chết vì nó.
1. Một đại dịch toàn cầu của thế kỷ 21?
- Với 415 triệu người mắc bệnh; riêng Việt Nam đã có 3,5 triệu người bệnh.
- Thành Phố Hồ Chí Minh – ½ dân số bị đái tháo đường và tiền đái tháo đường (còn gọi là rối loạn đường huyết lúc đói, hay rối loạn dung nạp glucose hoặc kháng insulin) – biểu hiện đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa đủ xác định đã mắc đái tháo đường (cảnh báo: 10% - 23% số người này sẽ bị đái tháo đường loại 2 sau 5 năm).
2. Phát triển với tốc độ nhanh nhất?
- Trong 20 năm (2010 – 2030), tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới tăng 54%.
- Chỉ cần 10 năm (2005 – 2015) số người Việt Nam mắc bệnh đái tháo đường tăng tới 200%.
3. Nguy hiểm hơn nữa?
- Có tới 50% bệnh nhân ở các nước công nghiệp và 64% người bệnh Việt Nam không biết mình mắc bệnh.
4. Chi phí rất tốn kém?
- Ở Hoa Kỳ chi phí cho người bệnh ước tính 245 tỷ USD (bao gồm: 176 tỷ USD cho chi phí y khoa trực tiếp và 69 tỷ USD cho việc sản xuất bị suy giảm). Mỗi bệnh nhân phải gánh chịu những phí tổn về y tế chừng 13.700 USD mỗi năm, nghĩa là chi phí gấp 2 – 3 lần người không bị đái tháo đường.
5. Những ai dễ mắc bệnh này?
Ai cũng có thể mắc bệnh, có 3 thể bệnh sau đây:
5.1. Đái tháo đường loại 1, chiếm 10% - 15% số người bệnh mắc đái tháo đường, do gene bệnh hay do bệnh lý tự miễn hủy diệt tế bào beta khiến tuyến tụy không sản xuất hoặc sản xuất không đủ insulin, làm cho chuyển hóa đường glucose bị rối loạn.
5.2. Đái tháo đường loại 2, phổ biến hơn (chiếm 85% - 90% người bị đái tháo đường) chủ yếu do lối sống tĩnh tại, ăn uống không cân đối,… làm cho insulin tuy có được bài tiết nhưng hoạt động của nó không đạt hiệu quả như cơ thể mong muốn gây nên những rối loạn chuyển hóa đường glucose. Ngày nay loại này không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành, xu hướng “trẻ hóa”đang gia tăng nên không ít thanh thiếu niên mắc đái tháo đường loại 2. Tuy nhiên, cần lưu ý nhóm người có nguy cơ cao sau đây:
+ Trên 45 tuổi;
+ Gia đìng có người bị đái tháo đường;
+ Thừa cân,béo phì;
+ Cao huyết áp;
+ Mỡ máu cao;
+ Hút thuốc lá;
+ Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ lúc mang thai;
+ Sinh con trên 4 kg;
+ Phụ nữ có đa nang buồng trứng.
5.3. Đái tháo đường thai kỳ gặp ở phụ nữ mang thai, do nhau thai sản sinh các hormone giúp thai tăng trưởng và phát triển nhưng các hormone này lại gây rối loạn hoạt động insulin của người mẹ, làm xuất hiện tình trạng đề kháng insulin gây nên loại đái tháo đường thai kỳ. Loại này thường hết sau khi sinh nhưng sau vài năm có thể mang bệnh đái tháo đường thật sự, nhất là thai phụ trên 30 tuổi, thừa cân, béo phì và trong gia đình có người bị đái tháo đường loại 2.
6. Địa chỉ nào có thể giúp bạn?
Phòng Khám An Khang là một địa chỉ tin cậy. Đây là nơi được đầu tư xây dựng bằng 100% vốn của Vinamilk – một tập đoàn kinh tế lớn, có uy tín trong và ngoài nước.
Phòng Khám An Khang là một trung tâm chăm sóc và điều trị đái tháo đường theo tiêu chuẩn tiên tiến và toàn diện nhất.
Với một đội ngũ chuyên gia giàu lòng nhân ái và kinh nghiệm chuyên môn, từng được đào tạo và làm việc tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu và các Bệnh viện lớn trong và ngoài nước về các lĩnh vực nội tiết – đái tháo đường, dinh dưỡng, tim mạch, mắt và thận – niệu, thần kinh,…
Tin liên quan
Bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là tổn thương trong đó một khối vật chất bất thường tạo thành bên trong động mạch, nó bám lên thành động mạch làm cho lòng động mạch bị hẹp lại, hậu quả là sự vận chuyển máu trong cơ thể bị cản trở, thiếu máu nuôi các bộ phận cơ thể do động mạch chi phối.Cần chú ý các biểu hiện đường huyết tăng cao ở người bệnh Đái tháo đường?
Tăng đường huyết thường không gây ra triệu chứng cho đến khi nồng độ Glucose trong máu lên đến trên 200 mg/dL (tương đương 11 mmol/L), các triệu chứng có thể phát triển chậm, trong vài ngày hoặc vài tuần. Lượng đường trong máu ở mức càng cao trong thời gian càng dài thì các triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp có thể gây ra choáng, hôn mê, hay thậm chí tử vong.Cùng hóa đốt sống L5 là gì
Bệnh cùng hóa đốt sống L5 là hiện tượng đốt sống thắt lưng L5 dính liền với đốt xương cùng S1. Có hai trường hợp cùng hóa đốt sống là mẫu ngang đốt sống L5 to và dài ra nhưng còn cách biệt với đốt S1 hoặc hai đốt sống sống này liên kết hoàn toàn.MỐI LIÊN HỆ GIỮA STRESS VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: VẤN ĐỀ CẦN KIỂM SOÁT HÔM NAY.
Stress ảnh hưởng đến hành vi khiến bệnh nhân khó kiểm soát thói quen ăn uống, dẫn đến việc ăn uống những thực phẩm dễ gây tăng cân , béo phì…uống nhiều bia rượi, hút nhiều thuốc lá, cà phê, ít vận động… Từ mối liên hệ giữa Stress và Đái tháo đường, việc kiểm soát Stress ở bệnh nhân Đái tháo đường cần tiến hàng song song với kiểm soát đường huyết luôn luôn quan trọng – Đây là vấn đề cần kiểm soát ngay hôm nay./